CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ KHUÔN MẪU SAKURA VIỆT NAM
  • CSSX: Xã An Hồng
    Huyện An Dương , TP Hải Phòng

  • Call Us: 096 999 0779
    KonG.dv@sakuramoldvn.com

  • Call Us: 0971 921 628
    quangthach@sakuramoldvn.com

Phát triển ngành cơ khí trong tương lai


Trong 10 năm qua, chỉ có 8 dự án cơ khí được cấp vốn vay ưu đãi với lãi suất khoảng 11,4%, trong khi lợi nhuận ngành này thường chỉ khoảng 5%/năm. Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí, gia công cnc giai đoạn đến năm 2020 đạt 15-16%/năm… đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành nỗ lực tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm ngay tại thị trường trong nước đầy tiềm năng.

Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngành cơ khí luôn phải giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, ngành này dường như đang bị lãng quên, dù đã được xác định là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Nhiều mục tiêu phát triển cụ thể đã có từ gần 15 năm trước (Quyết định 186 vào năm 2002), song cho đến nay, so về hiệu suất công nghiệp, ngành cơ khí Việt Nam vẫn thua xa các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines hay Indonesia. Khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước của ngành cơ khí chỉ đạt 32,1%.

Theo chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam trước đây, sẽ có 8 nhóm sản phẩm trọng điểm được chú trọng phát triển. Bao gồm thiết bị toàn bộ, máy động lực, máy móc nông nghiệp, phương tiện giao thông, máy công cụ, máy móc phục vụ ngành xây dựng, đóng tàu và thiết bị điện. Nhưng cho đến nay, chỉ có công nghiệp đóng tàu và chế tạo thiết bị điện thực hiện được định hướng chiến lược. Còn các nhóm ngành khác vẫn đang ì ạch. Từ đầu năm đến nay, nhiều nhà máy cơ khí cũng đã tạm ngừng hoạt động do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.

Hiện công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn còn đơn giản, lạc hậu, trình độ kém hơn khoảng 2-3 thế hệ so với khu vực. Mặt khác, phần lớn thiết bị qua nhiều năm sử dụng đã lạc hậu về tính năng kỹ thuật, độ chính xác kém, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu vốn để đầu tư đổi mới, nâng cấp.

 Trong khi đó, ở một số nước như Nhật hay Hàn Quốc, để xây dựng ngành công nghiệp cơ khí, chính quyền sẽ tiên phong đầu tư công trình, sau đó mới cổ phẩn hóa, tư nhân hóa để tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của toàn ngành. Đồng thời, ngành cơ khí cũng cần đội ngũ lao động tay nghề cao.

Thế nhưng hiện nay, có không ít doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đang rơi vào tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, nhất là thợ có tay nghề cao. Lý do là hệ thống giáo dục chưa chú trọng đến việc đào tạo nhân lực cho ngành cơ khí.

 Không chỉ vậy, đầu ra cho sản phẩm cơ khí của Việt Nam cũng bị “tắc” ở thị trường nội địa, mặc dù nhiều sản phẩm tương tự lại đang được nhập khẩu. Chẳng hạn đối với mặt hàng cẩu trục, Công ty Công nghiệp nặng Doosan Vina đã sản xuất và xuất khẩu được 20 chiếc sang Indonesia hồi năm ngoái. Nhưng tại thị trường Việt Nam, họ chỉ tiêu thụ được 1 chiếc. Không có khách hàng dẫn đến việc các doanh nghiệp không mặn mà đầu tư, phát triển sản phẩm cho thị trường nội địa. Kéo theo đó là sự trì trệ của ngành cơ khí.

 Đãi ngoại, bỏ nội

Theo tính toán, đến năm 2055, doanh thu từ ngành cơ khí của Việt Nam có thể lên đến gần 300 tỉ USD. Do vậy, thị phần ngành cơ khí nhiều khả năng sẽ rơi vào các tập đoàn đầu tư nước ngoài.

 Hiện nhập siêu ngành cơ khí là khá lớn, trong đó giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất chiếm tỉ lệ cao. Nếu năm 2006, ngành cơ khí nhập khẩu 8,7 tỉ USD thì tới năm 2015, con số này đã là 26,53 tỉ USD. Mặt khác, các tập đoàn cơ khí quốc tế cũng tăng cường đầu tư vào Việt Nam, khi tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này hiện là 2,1 tỉ USD.

Thực tế này được giải thích bởi tư tưởng đãi ngoại, bỏ nội đối với các sản phẩm cơ khí. Dù nhiều doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sẽ chấp nhận sản phẩm cơ khí nội địa do giá bán và chất lượng phù hợp, nhưng đối với lĩnh vực đấu thầu thì khối ngoại vẫn thắng thế.

Khó có thể nói rằng chất lượng thành phẩm cơ khí Việt Nam thua kém, dù công nghệ tương đương. Ðiều này có thể chứng minh qua việc doanh nghiệp nước ngoài thuê các công ty cơ khí Việt Nam gia công theo thiết kế và thương hiệu của họ, rồi bán lại cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam với giá gấp đôi giá thành sản phẩm cùng loại.

Phát triển ngành cơ khí theo hướng đa dạng thị trường tiêu thụ

Thừa nhận việc ưu tiên tới 8 nhóm ngành cơ khí trọng điểm thời gian qua là quá nhiều và không phát huy được hiệu quả, vì vậy Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) khẳng định, cơ quan này đã nghiên cứu và xác định sẽ tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực cơ khí trọng điểm, gắn với tìm thị trường, đầu ra cho các sản phẩm.

Như trong dự thảo đưa ra lấy ý kiến về một số lĩnh vực cơ khí trọng điểm, đã nổi lên một số lĩnh vực như công nghiệp ô tô, cơ khí nông nghiệp, sản xuất thiết bị điện và ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành cơ khí. Những ngành này đều có định hướng, xác định là đang có dung lượng thị trường đủ lớn và cơ hội trong tương lai vẫn còn nhiều. Có thể nói, đây là điều kiện tiên quyết để phát triển các sản phẩm trong cơ chế thị trường hiện nay.

Tìm kiếm thị trường cho sản phẩm cơ khí là đòi hỏi cấp thiết đối với ngành công nghiệp then chốt đang có tỷ lệ nhập siêu vào loại cao nhất hiện nay. Đa số các doanh nghiệp cho rằng, cùng với việc mở rộng tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm ngay tại thị trường trong nước đầy tiềm năng.

Một số doanh nghiệp cơ khí thì kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật đấu thầu theo hướng gia tăng phần tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm trong nước đã sản xuất được từ 7,5% hiện nay lên khoảng 15%. Có như vậy, mục tiêu “tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí, gia công cnc giai đoạn đến năm 2020 đạt 15-16%/năm, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành chế biến, chế tạo trên 30% GDP sau năm 2025…” mới có cơ hội trở thành hiện thực.

Nguồn: VITIC tổng hợp


Bài liên quan